Welcome to Global Garden | Vườn của mọi nhà: Kinh doanh các loại thực phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch, thực phẩm thủ công gia truyền..   Click to listen highlighted text! Welcome to Global Garden | Vườn của mọi nhà: Kinh doanh các loại thực phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch, thực phẩm thủ công gia truyền.. Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ DVMS

Tiêu Xuân Lộc

tiêu sạch, tiêu hữu cơ

Hồ tiêu Xuân Lộc, không chất bảo quản, không sử dụng hóa chất

Trái cây sạch

Trái cây sạch, trái cây hữu cơ. không sử dụng hóa chất

Tự nhiên

Thực phẩm tự nhiên, thu gái và đánh bắt từ tự nhiên

Lương thực

gạo, bắp, khai... sạch

Gạo, Ngô, khai, sắn, đậu, mè... các sản phẩm sạch

Rau sạch

ORGANIC FOOD

Thực phẩm hữu cơ, sạch và không sử dụng hóa chất

Sản phẩm tiêu biểu

50gr Tiêu đen hữu cơ xay sẵn phong cách …

50gr hạt tiêu đen hữu cơ xay sẵn. Đựng trong hũ thủy tinh lắp vàng cung đình, Rất tiện dụng và sạch sẽ, dễ vận chuyển đi xa làm quà...

Read more

150gr Tiêu đen hữu cơ nguyên hạt - Loại …

150gr hạt tiêu đen hữu cơ, đựng trong túi zipper giấy bảo vệ môi trường. Rất tiện dụng và sạch sẽ, dễ vận chuyển đi xa làm quà tặng hoặc...

Read more

200ml Mật Ong Phong Cách Hoàng Gia - Loạ…

200ml Mật Ong Hoa Cafe Hữu Cơ, Đựng trong Hũ Thủy Tinh Lắp Đen Phong Cách Hoàng Gia. Tinh tế và đẹp, quý khách có thể dùng ngay sau khi...

Read more

500ml Mật Ong Phong Cách Cung Đình - Loạ…

500ml Mật Ong Hoa Cafe Hữu Cơ, Đựng trong Hũ Thủy Tinh Lắp Vàng Cung Đình. Tinh tế và đẹp, quý khách có thể dùng ngay sau khi mở lắp...

Read more

500ml Mật Ong Phong Cách Hoàng Gia - Loạ…

500ml Mật Ong Hoa Cafe Hữu Cơ, Đựng trong Hũ Thủy Tinh Lắp Đen Phong Cách Hoàng Gia. Tinh tế và đẹp, quý khách có thể dùng ngay sau khi...

Read more

200ml Mật Ong Phong Cách Cung Đình - Loạ…

200ml Mật Ong Hoa Cafe Hữu Cơ, Đựng trong Hũ Thủy Tinh Lắp Vàng Cung Đình. Tinh tế và đẹp, quý khách có thể dùng ngay sau khi mở lắp...

Read more

350gr Tiêu đen hữu cơ nguyên hạt - Loại …

350gr hạt tiêu đen hữu cơ, đựng trong túi zipper giấy bảo vệ môi trường. Rất tiện dụng và sạch sẽ, dễ vận chuyển đi xa làm quà tặng hoặc...

Read more

350gr Tiêu đen hữu cơ nguyên hạt - Loại …

350gr hạt tiêu đen hữu cơ, hút chân không. Rất tiện dụng và sạch sẽ, dễ vận chuyển đi xa làm quà tặng hoặc bảo quản để dùng lâu. Túi...

Read more

8 loài ong mật ở Việt nam, có thể bạn chưa biết

Tổng thể các loài ong ở Việt Nam.

Vào năm 2018, gần 1,500,000 tổ ong A. mellifera and A. cerana ở Việt Nam. 2 loài này cùng với loài A. dorsata tạo ra phần lớn lượng mật ong được tiêu thụ ở Việt Nam.

Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các loài ong mật ở Việt Nam.

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các loài này nhé:

nhung-loai-ong-mat

 

1. Ong khoái hay ong mật khổng lồ (Apis dorsata)

Là loài phổ biến, làm tổ ngoài trời, chưa được thuần hóa và thân hình to lớn

ong-khoai

Apis dorsata, ong khoái hay còn gọi là ong khổng lồ, là loài phổ biến ở khu vực phía Nam và Đông Nam Á.

Mặc dù loài ong này không được nuôi để thụ phấn cho cây trồng nhưng rất nhiều cầy trồng ở khu vực Đông Nam Á phụ thuộc vào hoạt động thụ phấn của loài ong này như: Cây bông gòn, xoài, dừa, cà phê, tiêu, khế, macca. Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá sự đóng góp kinh tế của loài ong này qua hoạt động thụ phấn2.

Phân bố ở Việt Nam

Ong khoái có mặt ở khắp Việt Nam ngoại trừ lưu vực đồng bằng sông Hồng

Hình dáng

Màu sắc của chúng khá giống với ong mật phương Tây, với các dải màu vàng, đen và nhợt nhạt trên bụng và một bộ lông ngực.

Tuy nhiên kích thước của loài ong rất lớn so với loài Apis mellifera của phương Tây. Chiều dài của một con ong thợ trung bình khoảng 17-20mm (0.7-0.8 inch).

Thói quen làm tổ

Ong khoái xây dựng các tổ mở treo dưới cành cây lớn hoặc dưới vách đá và đôi khi trên các tòa nhà.

Tổ chủ yếu có hình nón và kích thước khác nhau. Chúng xây một bánh tổ lớn duy nhất có chiều dài lên tới 150 cm và cao 70 cm.

2 mặt tổ luôn được phủ kín bởi 100,000 con ong thợ với nhiều lớp chồng lên nhau tạo thành một hàng rào bảo vệ những cái trứng ong dễ tổn thương khỏi môi trường bên ngoài.

Lớp màn này cũng đặc biệt hữu hiệu khi phải chống chọi với các cơn bão, mưa to gió lớn. Phần dưới cùng của tổ có một số ô lục giác bỏ trống.

Mỗi tổ có thể có tới 100.000 con ong và chỉ cách các tổ ong khác vài centimet. Ong khoái có thể tập hợp với nhau thành một tổ hợp dày đặc tại một địa điểm làm tổ, đôi khi lên tới 200 tổ trên một cây. Trong vòng 3-4 tuần sau khi xây tổ, mỗi bầy có thể thu thập được 4-6kg mật ong, được chứa ở góc trên của tổ.

Bầy ong sẽ rời đi và bỏ lại những cái tổ trống. Điều thú vị là sau đó 6 tháng, cùng một bầy ong được phát hiện quay trở lại chính cành cây đó để làm tổ mặc dù những con ong thuộc bầy cũ biết chính xác vị trí này đã chết từ lâu.

Tính cách và đặc điểm đặc biệt

    Di chuyển xa hơn: Kích thước cơ thể lớn cho phép loài ong này có phạm vi bay xa hơn so với các loài ong khác để tìm kiếm thức ăn.
    Hung hăng & phòng thủ: Loài ong này được biết đến với chiến lược phòng thủ hung hăng và hành vi rất xấu khi bị quấy rầy. Ong Khoái được mô tả là một trong những động vật nguy hiểm nhất của rừng rậm Đông Nam Á do hành vi phòng thủ hung dữ của chúng, được coi là loài ong mật hung dữ nhất, hơn cả ong mật châu Phi. Vũ khí chính của chúng là những ngòi chích dài tới 3 mm và dễ dàng xuyên qua quần áo và thậm chí cả lớp lông của một con gấu.
    Thông minh và biết tính toán: Những con ong khoái sẽ tập trung số lượng lớn để tấn công kẻ thù, mặc dù chỉ một số ít trong đó sẽ thực sự tấn công bằng cách chích ngòi vào kẻ thù, bởi vì sau khi chích con ong đó cũng sẽ chết. Những con ong còn lại sẽ kêu to và cắn để ngăn chặn và đe dọa kẻ thù mà không gây nguy hiểm đến tính mạng của cả bầy.
    Chiến lược phòng thủ: Những con ong này đã phát triển một phương pháp phòng thủ độc đáo để ngăn chặn những kẻ săn mồi tấn công tổ của chúng. Một con ong phát tín hiệu báo động sẽ bay trở lại tổ và chạy theo hình zíc zắc dọc theo bức màn ong với cái ngòi nhô ra ngoài. Những con ong sau đó sẽ chạy đến vành dưới của lược ong tạo ra những chuỗi xích mỏng đồng thời phát ra tiếng rít. Hành động này không chỉ chuẩn bị cho những con ong tự vệ chuẩn bị tấn công, mà còn làm cho tổ ong trông to hơn bình thường. Cách phòng thủ này đặc biệt hữu ích để chống lại những con chim săn mồi cố gắng tấn công phần tổ có trứng ong. Bởi vì những con chim thường tấn công vào phần dưới cùng của tổ ong, khi đó chúng chỉ có thể bắt được những con ong đã tạo mắc xích ở đó.
    Phòng thủ bằng cách đánh lạc hướng: Loài ong này có một phương pháp phòng thủ thú vị khác được gọi là nhấp nhoáng. Bằng cách di chuyển phần bụng lên xuống theo trật tự liên tiếp, những con ong ở lớp ngoài cùng tổ ong tạo những lớp sóng nhấp nháy trên bề mặt tổ. Những lớp sóng này bắt đầu từ những con ong nhận biết sự xuất hiện của một kẻ săn mồi và nâng bụng trước, tạo một chuỗi phản ứng tương tự từ những con ong xung quanh. Bề mặt tổ hiển thị hình ảnh nhấp nhoáng được cho là sẽ gây sợ hãi cho các kẻ thù tiềm tàng như ong bắp cày, chim và động vật có vú.

    Mối quan hệ với con người:

Không thuần hóa: Mặc dù không thuần hóa loài ong bằng cách bắt chúng ở trong những cái tổ nhân tạo, người bản địa có truyền thống khai thác loài ong như một nguồn mật và sáp ong bằng cách các cuộc săn ong.

Có một ngoại lệ trong mối quan hệ không thuần hóa giữa ong và con người đó là cách nuôi ong gác kèo để thu thập mật và sáp của loài ong A. dorsata ở rừng tràm Trà Sư miền Nam Việt Nam. Phương thức nuôi ong này được đề cập đến lần đầu tiên vào năm 1902. Theo một nhà sinh vật học người Việt Nam, khoảng đầu thế kỷ 19, nghề săn ong hoặc nuôi ong gác kèo là nghề chính của người dân sống ở vùng đầm lầy rừng tràm Trà Sư. Hiện nay kỹ thuật này vẫn còn được sử dụng ở khu vực sông Trẹm, huyện U Minh.

2. Ong nội (Apis cerana)

Phổ biến, làm tổ theo khoang, đã được thuần hóa, kích thước trung bình

ong-noi

Thông tin tổng quát

Ong nội hay ong nội địa phương, là một loại của loài ong tự nhiên phân bố ở khu vực Nam, Đông Nam Á, Đông Á. Các bầy ong nội tương đối nhỏ, chỉ có khoảng 6.000 đến 7.000 công nhân, trong khi các bầy ong mật phương Tây có thể có tới 50.000 cá thể.
 

Phân bố:

Ong nội có mặt ở khắp các tỉnh thành Việt Nam ngoại trừ khu vực rừng U Minh , Cà Mau

Hình dáng:

Kích thước của chúng tương tự hoặc hơi nhỏ hơn ong mật phương Tây, và chúng cũng có nhiều sọc bụng rõ hơn. Ong thợ trưởng thành có màu đen, với bốn sọc bụng màu vàng.

Thói quen làm tổ:

Ong nội thường xây dựng tổ bằng gồm nhiều lược ong trong các bộng cây, hốc cây có lối vào kín đáo, có lẽ hành vi này giúp bầy ong nhằm ngăn chặn kẻ thù tìm tới. Là một loại ong mật, ong nội phải thu thập và lưu trữ khoảng một phần ba mật hoa của nó ở dạng cô đặc để dự trữ cho mùa đông khắc nghiệt.
 

Tính cách:

Mạnh mẽ: Ong nội được tìm thấy ở khu cực có độ cao lên tới 3.500m so với mực nước biển, nơi có hệ thực vật và khí hậu thích hợp. Loài ong này đã thích nghi với điều kiện khí hậu bất lợi và có thể sống sót sau những biến động khắc nghiệt của nhiệt độ và mưa kéo dài. Nó là loài duy nhất ở khả năng sống sót ở nhiệt độ thấp đến -0,1 CC, nhiệt độ gây chết người cho các loài ong khác (như Ong mật Phương Tây).
 

Phòng thủ bằng nhiệt:

Khi một tổ ong nội bị xâm chiếm bởi loài ong vò vẽ khổng lồ Nhật Bản (Vespa mandarinia), khoảng 500 con ong mật Nhật Bản (Ong nội Nhật Bản) bao quanh một con ong vò vẽ và rung động cơ bắp cho đến khi nhiệt độ tăng lên đến 47 ° C (117 ° F), làm con ong sừng nóng lên cho đến chết nhưng giữ nhiệt độ vẫn dưới giới hạn tử vong cho chính bầy ong nội họ (48 – 50 ° C)


Phòng thủ bằng cách đánh lạc hướng:

Khi có kẻ thù tiếp cận, những con ong cùng nhau thực hiện những đợt sóng nhấp nhoáng từ đôi cách của chúng theo đúng trình tự. Đây là kỹ thuật để tác động lên thị giác của kẻ tấn công, dẫn đến sự phần tâm, khó hiểu  phân tâm, làm cho những kẻ săn mồi không thể tiếp tục tấn công những con ong khác và thất bại trong nỗ lực tấn công tổ ong.

Mối quan hệ với con người:

    Ong hoang dã và đã thuần hóa: Loài ong này vẫn được tìm thấy trong môi trường hoang dã, thường làm tổ trong các hốc cây, những khúc gỗ trên đất, hay các hốc đá. Cũng có một số chi của loài ong này đã được thuần hóa. Tương tự như ong phương Tây, chúng được thuần hóa và nuôi trong các thùng gỗ với nhiều khung bên trong.

    Mật ong chất lượng cao: Sản lượng mật ong thu được thấp hơn so với loài ong phương Tây vì ong nội có bầy nhỏ hơn. Tuy nhiên, điều này đang được cải thiện bằng cách tác động khả năng sinh sản của ong chúa và một số chương trình chọn lọc khác. Một điểm bất lợi khác là ong nội chỉ có khả năng tìm kiếm mật hoa trong bán kính 2km, chỉ bằng một nửa so với ong mật phương Tây. Điều này có nghĩa là một bầy ong nội chỉ có thể khai thác mật hoa trên diện tích chỉ bằng một phần tư so với ong mật phương Tây cho nên lượng mật do một bầy ong nội thu thập được cũng chỉ bằng một phần tư so với một bầy ong phương Tây. Vì vậy ở Nhật Bản, mật của ong nội thường được bán với giá cao hơn.

    Thích nghi với nhiệt độ thấp: Ong nội là một loài thụ phấn quan trọng, đảm bảo sự thụ phấn cho các loại cây trồng trên núi, đặc biệt là các loại trái cây và rau ra hoa sớm. Nó có thể hoạt động ngay cả khi nhiệt độ vẫn còn quá thấp đối với các loài ong mật phương Tây, cả trong điều kiện thời tiết mát mẻ và có nhiều mây.

    Kháng bệnh: Ong nội hầu như không mắc bệnh gì cho nên chúng hầu như không cần bất kỳ loại thuốc hỗ trợ nào. Vì vậy mật ong nội cũng không có dư lượng của bất kỳ hóa chất không tự nhiên nào.

3. Ong đá (Ong mật Hy Mã Lạp Sơn, Apis dorsata laboriosa)

Quý hiếm, thích ở ngoài trời, không thuần hóa, kích thước khổng lồ, sống ở dãy Hy Mã Lạp Sơn, sản xuất mật ong điên.

ong-da

Ong mật Hy Mã Lạp Sơn (tên khoa học Apis dorsata laboriosa) là loài ong khổng lồ có kích thước lớn nhất trong các loài ong mật, một con ong trưởng thành có thể dài tới 3cm. Loài ong này rất hiếm khi xuất hiện ở Việt Nam vì vùng sinh sống của chúng chỉ giới hạn ở dãy Hy Mã Lạp Sơn.


Phân bố ở Việt Nam: Ong đá (Apis dorsata laboriosa) được phát hiện làm tổ ở tỉnh Sơn La và Hòa Bình ở tây bắc Việt Nam năm 1996. Chúng cũng được tìm thấy ở các tỉnh Điện Biên và Lai Châu thuộc vùng tây bắc Việt Nam ở độ cao 1000m so với mực nước biển. Chúng di cư hàng năm để xây những chiếc lược ở các tỉnh miền núi Sơn La và Hòa Bình vào tháng Tư, và bỏ trống tổ để tìm đến một địa điểm khác qua mùa đông hoặc một nơi có hoa khác vào tháng Tám.

Hình dáng: Một con ong đá trưởng thành có thể dài tới 3,0 cm. Loài ong mật này có kích thước cơ thể ong thợ lớn nhất. Cơ thể của ong thợ có màu nâu đen so với màu đồng trên ong mật Phương Tây.

Thói quen làm tổ: Ong đá chủ yếu làm tổ ở độ cao từ 2.500 đến 3.000 m so với mực nước biển, xây dựng những tổ rất lớn dưới những phần nhô ra trên mặt phía tây nam của vách đá thẳng đứng. Một tổ có thể chứa tới 60 kg mật ong. Những con ong tìm kiếm thức ăn ở những vùng có độ cao lên tới 4.100 m.

Quan sát vách đá cho thấy hầu hết các vách đá nằm ở một địa hình rất khó khăn do đó con người khó có thể tiếp cận các vị trí làm tổ.

Tương tác với con người:

Tập tục săn mật ong là nghệ thuật rất cổ xưa và vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi trong khu vực dãy Hy Mã Lạp Sơn. Hơn 50% mật ong được sản xuất tại khu vực này được thu hoạch và thu thập bởi những người ong. Giá trị truyền thống của tập tục này là một yếu tố quan trọng trong lối sống của người Razis và Kurumbas ở Nepal và Ấn Độ. Ở Nepal và đặc biệt là ở Kaski, có một hệ thống sở hữu tập thể đối với các tổ ong đá, có nghĩa là các ngôi làng sở hữu các tổ ong cũng như sở hữu đất đai trên vách đá này.

Ong đá là loài ong duy nhất sản xuất mật ong đỏ nổi tiếng. Mật ong đỏ có thể làm người dùng bị say và cũng có tác dụng thư giãn làm giảm lưu trữ, nhưng sẽ bị giảm đi theo thời gian lưu trữ. Mật ong đỏ được đánh giá cao về giá trị dược liệu và chất gây say được quy cho chất grayanotoxin có trong mật hoa được thu thập từ hoa đỗ quyên trắng (Rhododendron spp). Người Gurung ở Nepal nổi tiếng vì sử dụng loại mật ong điên này cho mục địch trị liệu cũng như gây ảo giác.

4. Ong ruồi đỏ (Apis florea)

Phổ biến, thích ngoài trời, chưa thuần hóa, nhỏ, màu đỏ.

ong-ruoi-do

Thông tin chung:

Ong ruồi mật (hay ong ruồi đỏ), tên khoa học Apis florea, là một trong hai loài ong mật nhỏ, hoang dã của miền nam và đông nam châu Á. Chúng phân bố rộng hơn nhiều so với loài chị em của nó, ong ruồi đen. Ong ruồi đỏ là một loài thụ phấn quan trọng cho các loại trái cây nhiệt đới ở Đông Nam Á.

Phân bố ở Việt Nam: Ong ruồi đỏ được có mặt ở khắp Việt Nam nhưng thường được tìm thấy ở miền Nam.

Ngoại hình: Ong ruồi đỏ được gọi là ong ruồi do kích thước nhỏ so với những con ong mật khác. Một con ong thợ thường có chiều dài cơ thể 7-10 mm và cơ thể có màu nâu đỏ. Những con ong thợ già luôn có một cái bụng dưới màu đỏ (ong thợ trẻ hơn có màu nhạt hơn, tương tự như loài ong mật khổng lồ). và có những sợi lông màu trắng nhạt bao phủ ngực và chân của nó.

Thói quen làm tổ: Thông thường, ong ruồi đỏ chỉ xây một cái lược duy nhất ngoài trời giống ong khoái. Vì tổ không kín đáo và bầy nhỏ nên chúng dễ bị tấn công hơn so với những loài ong làm tổ trong hang hốc với số lượng bầy lớn hơn. Cả hai loài đều xây tổ trên cành, điển hình là ở những khu vực có tán lá rậm hơn, tối hơn. Một tổ ong chỉ có một lược duy nhất lộ ra dưới cành cây.

Khi tiến hành xây dựng một tổ mới để di cư (thường chỉ cách tổ cũ 200m), chúng sẽ chuyển sáp ra khỏi tổ cũ. Các loài ong mật khác không có hành vi này, có lẽ vì nguy cơ gây ô nhiễm mầm bệnh. Hành vi này chỉ xuất hiện duy nhất ở ong ruồi đỏ.

Tính cách:
    Tiết kiệm sáp ong: Nếu tiến hành xây dựng một tổ mới gần tổ cũ (khoảng cách 200m) chúng sẽ chuyển sáp cũ sang tổ mới. Các loài ong mật khác không cóhành vi này, có lẽ vì nguy cơ gây ô nhiễm mầm bệnh. Hành vi này chỉ xuất hiện duy nhất ở loài ong ruồi đỏ.
    Phòng thủ (tạo tiếng ồn): Ong ruồi đỏ có các cơ chế phòng thủ xã hội rất cụ thể khi chúng cảm nhận được những kẻ săn mồi gần đó. Chẳng hạn, chúng thường thể hiện hành vi gây tiếng ồn và nhấp nháy, ngoài việc làm tổ giữa những tán lá rậm rạp để ngụy trang khỏi những kẻ săn mồi.
    Tạo chất dính để ngăn kiến: Một ví dụ cụ thể hơn về hành vi phòng thủ đặc biệt của loài ong này để chống lại một kẻ săn mồi nguy hiểm, loài kiến ​​vàng O. smaragdina. Khi những con kiến ​tiếp cận gần tổ ong, những con ong tiết ra các chất dính tạo thành rào chắn cản trở đường đi của những con kiến. Những con ong bảo vệ tổ bao phủ tại khu vực  có chất dính này và bắt đầu cảnh báo những con ong khác bằng cách sử dụng âm thanh rít đặc biệt với mục đích ngăn chặn các cuộc tấn công toàn diện của loài kiến. Theo thời gian, nhiều con ong sẽ tham gia để đóng góp vào hàng rào vùng dính này nhằm củng cố khả năng phòng thủ cho tổ ong.
    Giao tiếp (Piping): để bảo vệ một đàn ong mật lớn với hàng ngàn cá thể đòi hỏi phải có sự phối hợp hành động nhiều cá nhân thông qua giao tiếp để phản ứng nhanh trước các mối đe dọa. Ong ruồi đỏ sử dụng chiến lược phòng thủ gọi là “Pipping”, trong đó một cá nhân phát ra tín hiệu cảnh báo ban đầu (“Pipping”), khoảng 0,3-0,7 giây sau đó là phản ứng hoàng loạt từ rất nhiều con ong khác tạo nên tiếng rít lớn. [21] Tiếng rít là một tín hiệu băng rộng, ồn ào cũng có thể nghe được bằng tai người và được tạo ra bởi những chuyển động nhẹ của cánh ong. Các cá thể gần với con ong phát tín hiệu đầu tiên là những con đầu tiên rít lên, chúng lây lan nhanh chóng sang các con bên cạnh cho đến khi một sự phối hợp ấn tượng được tạo ra bởi toàn bộ bầy ong. Các chú ong thợ cũng ngừng làm việc để tham gia hoạt động động phòng thủ này.
    Mối quan hệ với con người: Mật ong ruồi đỏ được Thái Lan và Campuchia thu hoạch và sử dụng

Ngòi ong không gây hại:
Những vết chích của loài ong này thường không có khả năng xuyên qua da người, do đó, tổ ong có thể được tiếp cận dễ dàng với ít phòng bị.
Ong ruồi có hai ý nghĩa chính với con người: săn bắn và du lịch.  Ở châu Á, việc săn bắt rộng rãi những con ong này vì chúng vô hại với con người và chúng cũng có ý nghĩa văn hóa xã hội đối với hai tôn giáo chính ở châu Á: Ấn Độ giáo và Phật giáo. Trong văn hóa Ấn Độ giáo, mật ong từ những con ong này đại diện cho sự pha trộn của tất cả mọi thứ, và được phục vụ với các thành phần khác trong một loạt các nghi lễ truyền thống. Trong văn hóa Phật giáo, tặng mật ong cho các nhà sư được coi là tương đương với việc bố thí, một trong những cách biểu cảm nhất mà người ta có thể thưởng cho một hành động tốt. Ngoài việc được săn lùng rộng rãi và giữ giá trị văn hóa cao, các địa điểm săn mật ong được coi là địa điểm du lịch ở những nơi như Nepal.

5. Ong ruồi đen (Apis andreniformis)

Hiếm gặp, thích ngoài trời, chưa thuần hóa, là chị em của loài ong ruồi đỏ.

ong-ruoi-den

Thông tin chung:

Apis andreniformis, thường được gọi là ong ruồi đen, là loài ong mật nhỏ nhất (từ 6,5 mm đến 9,5-10 mm), và cùng với ong ruồi đỏ tạo thành phân loài Micrapis (hay ong ruồi) . Đây là một loài ong mật tương đối hiếm, có môi trường sống bản địa là vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Á.

Phân bố: Ong ruồi đen được coi là loài ở vùng đất thấp vì chúng thường được tìm thấy ở độ cao dưới 1.000 m, mặc dù chúng có thể di chuyển đến độ cao cao hơn trong mùa mưa. Tương tự, chúng cũng được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong khi ong mật sống trong khoang/hốc có thể được tìm thấy ở vùng khí hậu lạnh hơn.

Ngoại hình: Ong ruồi đen có thể được phân biệt với các loài ong mật khác bằng cách chú ý màu đen sẫm của chúng, khiến chúng trở thành màu sẫm nhất trong chi của chúng. Trên thân ong ruồi đen, hai phần bụng đầu tiên của nó có màu đen và tấm lưng của nó có màu vàng.

Thói quen làm tổ: Tổ của ong ruồi đen được làm thành một chiếc lược duy nhất treo ngược trên cành cây nhỏ trong khu rừng yên tĩnh. Chúng thường được xây dựng cách mặt đất từ ​​1 đến 15 mét, mặc dù độ cao trung bình là 2,5 m. Trong khi xây tổ, chúng sử dụng nhựa thực vật để kết dính tổ ở vùng dọc theo cành cây và xung quanh lược.

Cách xây dựng này giúp tạo nên một rào cản chống lại côn trùng nhỏ, như kiến, cố gắng xâm nhập vào tổ. Nơi lưu trữ mật ong chính có thể được tìm thấy ở khu vực trên và xung quanh nhánh cây.

Tính cách:

    Phòng thủ: Ong ruồi đen có hành vi phòng thủ mạnh hơn ong ruồi đỏ, đặc biệt khi những kẻ xâm nhập đến gần tổ trong bán kính 2m .
    Không thể nhận ra đồng loại: tuy nhiên, trong các nghiên cứu, ong ruồi đen đã cho thấy thiếu khả năng nhận diện các cá thể và bạn cùng tổ.  Điều này đã được thể hiện trong các nghiên cứu khi cho các bầy ong ruồi đỏ đã gia nhập bầy ong ruồi đen mà không phải đối mặt với sự gây hấn nào trong lần đầu tiên.

Tương tác với con người:

Ong ruồi đen được con người tận dụng để sản xuất một số sản phẩm thương mại như mật ong, sáp, sữa ong chúa và nọc ong. Chúng là loài thụ phấn quan trọng trong khu vực xảy địa phương nơi chúng sinh sống.

6. Ong mật phương Tây, ong ngoại (Apis mellifera)

Phổ biến, làm tổ trong hang hốc, đã thuần hóa, kích thước trung bình.

ong-ngoai

Ong mật phương Tây lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam vào năm 1887 bởi người Pháp (Rialan1887), nhưng không được đưa vào nuôi rộng rãi cho đến khi nó được giới thiệu lại vào những năm 1960 ở phía nam Việt Nam và mở rộng ra khắp Việt Nam sau năm 1975.

Ong mật phương Tây chiếm hơn 70% số đàn ong mật được nuôi thương mại hóa ở Việt Nam.

Nông dân nuôi ong mật Phương Tây ở tất cả các tỉnh, một số thậm chí di cư hàng năm từ Bắc vào Nam. Việt Nam đã nhập khẩu hợp pháp một số phân loài (chủng tộc) của ong mật phương Tây như A. m. ligustica, A. m. carpatica, A. m. caucasia, A. m. mellifera, và A. m. carnica.

Vào đầu những năm 1960 Việt Nam đã nhập 200 đàn ong Ý (Apis Mellifera Lifustica) từ Hồng Kông, Đài Loan. Sau gần nửa thế kỷ chúng đã tỏ ra thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và nguồn hoa ở Việt Nam, nhất là ở vùng Nam Bộ và Tây Nguyên là nơi có nguồn hoa tập trung (cao su, cà phê, bông trắng…) do đó năng suất mật rất cao, bình quân đạt 30kg/đàn năm.

Hiện giờ nước ta có khoảng 360.000 đàn ong Ý, cho sản lượng khoảng 16.000 tấn mật, chiếm 70% tổng sản lượng mật của cả nước và chiếm 100% lượng mật xuất khẩu.

Tuy vậy nuôi ong Ý đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc – nuôi dưỡng cao, đầu tư lớn và phải có những nguồn hoa tập trung.

Ong mật Châu Âu – Apis Mellifera có năng suất mật cao và cho nhiều loại sản phẩm, chúng có tới 24 phân loài. Loài ong này được nuôi rộng rãi ở khắp các châu lục.

Ong ngoại xây tổ giống như ong nội địa Apis Cerana, nhưng do kích thước cơ thể lớn, số lượng ong đông nên tổ của chúng phải rộng, lỗ tổ to hơn lỗ tổ ong Apis Cerana, lượng mật dự trữ lớn từ 25 – 30kg/đàn, ong ít bốc bay và chúng đòi hỏi nguồn hoa tập trung. Loài ong này khá hiền.

7. Ong không ngòi đốt, ong Rú, ong Dú, ong muỗi, ong vú (Apidae; Meliponiac)

Ngoài các loài ong mật Apis, ở Việt Nam còn có một số loài ong làm mật. Đó là ong không có ngòi đốt, do ngòi đốt bị thoái hoá, không có khả năng tấn công kẻ thù. Chúng bảo vệ tổ bằng cách chui vào tai, mắt, mũi kẻ thù để tấn công.

ong-ngoi

Ong Meliponiac có nhiều đặc tính giống như các loài ong Apis. Cũng có sự phân chia cấp ong, xây tổ trong hốc cây, hốc đá nhưng ong không ngòi đốt có cấu trúc tổ khác ong mật. Tổ ong Meliponiac có dạng hình ống, các bánh tổ thường nằm ngang để nuôi ấu trùng, ấu trùng được ong đổ đầy mật – phấn rồi vít nắp lại, 2 đầu bánh tổ là các bình sáp chứa mật và phấn.

Ở nước ta, ong không ngòi đốt còn có tên là ong muỗi, ong vú, chúng phân bố ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Năng suất mật của loài này không cao nhưng mật của nó rất quý.

Ong Dú (tiếng Anh: Stingless bee), còn gọi là ong rú, ong không ngòi đốt và một số tên gọi khác theo địa phương là loài ong lấy mật. So với các giống ong mật khác như ong ruồi, ong khoái, ong mật, ong dú có kích cỡ nhỏ hơn, tính hiền, không đốt, không gây nguy hiểm cho người nuôi.

Ong tự nhiên
Trong tự nhiên, ong dú thường làm tổ trong bọng cây, tre… tổ lớn nhất có kích cỡ khoảng 20–25 cm x 30–40 cm, với số lượng mật thu được khoảng 0,4-0,7 lít/tổ.
Mật ong dú được tạo ra từ thu hoạch mật hoa chế biến giống như ong mật, có vị ngọt, thanh và hơi chua vì có độ a xit cao hơn, mật ong dú thường có độ thủy phần cao hơn ong mật trung bình 25% nhưng không bị hỏng khi bảo quản. Vì vậy, mật ong dú có nhiều nhiều tác dụng về mặt dược tính, mỹ phẩm hơn so với các loại mật ong khác; giúp thanh nhiệt, chống viêm, giải độc, giảm đau, sát trùng vết thương, chữa viêm đường tiêu hóa, dạ dày, đại tràng, tưa lưỡi, tiêu đờm… Sáp và mật ong rú được sử dụng chế biến để làm đẹp, như: dưỡng da, tẩy tế bào chết, giảm béo…

Chăn nuôi ong Dú
Khi mới bắt ong tự nhiên về thuần hoá, mất 1,2 tháng để ở định. Về sau, ong sinh sản rất nhanh nên việc tách đàn nhanh chóng hơn. Một tổ ong có một ong chúa, ong thợ sẽ tạo ra 1-3 ấu trùng ong chúa đẻ dự phòng. Khi tổ ong đủ lớn, bầy ong sung mãn, đàn ong tách đàn bằng cách chúa tơ sẽ ra đi theo tổ mới với một lượng quân 1/3 của tổ gốc.

Thùng nuôi ong dú khai thác mật, phấn có kích thước 50x20x20cm, 6 mặt đều kín, chỉ chừa một lỗ nhỏ cho ong chui ra, chui vào. Thùng nuôi tách đàn được thiết kế rất nhiều kiểu thùng khác nhau, thùng tách đàn chủ yếu là thùng 2 tầng vuông hoặc hình chữ nhật, có kích thước 10 đến 20 cm

Ong dú có thể hoạt động trong vòng bán kính 0,5 – 1 km. Bên cạnh đó, ong dú rất khỏe, sức chống chịu bệnh cao, khả năng kiếm thức ăn rất tốt nên không tốn chi phí thức ăn và phòng, trị bênh. Địch hại của ong là kiến, thằn lằn,ruồi linh đen…

Một tổ ong Dú mỗi năm cho 0,3– 0,6 lít mật, 50 – 100gram phấn hoa, 100 - 200gram keo ong (sáp + nhựa cây).

8. Ong Bầu ( Xylocopa )

Ong bầu (tên khoa học là Xylocopa) là một chi trong phân họ Xylocopinae bao gồm các loài ong lớn phân bố trên toàn cầu. Có khoảng 500 loài được xếp vào 31 phân chi. Hầu hết các loài ong trong chi này đục lỗ làm tổ trong thân gỗ, tre chết hoặc gỗ xây dựng. Một số loài trong tông Ceratinini đôi khi được xem là "các loài ong bầu nhỏ".

ong-bau

Ong bầu cũng là loài ong thuộc họ ong mật, chúng có rất nhiều loài và phân bố rộng rãi trên khắp trái đất. Ong bầu có cơ thể phân đốt, có màu đen tuyền, thân to và  mũm mĩm.
Trên cơ thể ong bầu có những sợi lông tơ mềm, mịn màu đen nhạt. Giữa ngực ong bầu có sợi lông màu vàng nhạt.
Nọc của ong bầu không có độc, nhưng sẽ gây cảm giác đau, sưng nhẹ khi bị chích. Chúng thường hút mật hoa bầu, hoa mướp, hoa bí... lên gọi là ong bầu.

Chi này đã được nhà côn trùng học người Pháp Pierre André Latreille miêu tả khoa học năm 1802. Tên khoa học của nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ xylokopos/ξῦλοκὀπος "wood-cutter".
Ong bầu hiện nay chưa thuần hóa được, và ngươi ta thương săn bắt để làm thuốc đông dược.

Trên là tám loài ong mật ở Việt Nam, hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hưu ích cho bạn!

 

Every day fresh organic food

Khi mua và sử dụng sản phẩm của Global Garden, bạn yên tâm về chất lượng sản phẩm. Ngoài ra bạn đã cùng Global Garden phát triển nông sản Việt, giúp bà con nông dân/ngư dân. Và cùng Global Garden thực hiện các chương trình từ thiện ý nghĩa!

Payment Method

CÔNG TY CP GLOBAL GARDEN

MST: 0316493344

ĐC: 95/2/26 Bình Lợi, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh.

Hotline/Zalo: 0784555569 | 0979500066 hoặc chat trực tiếp: m.me/RauCuQuaSach.vn

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Quý khách có thể đặt mua sản phẩm nhanh theo thông tin liên hệ trên, chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu 24/7. Nhận đặt và chuyển hàng tới địa chỉ của quý khách dù quý khách ở bất cứ đâu, quý khách có thể thanh toán khi đặt hàng hoặc thanh toán cho nhân viên giao hàng khi nhận hàng.

Quý khách thanh toán khi đặt hàng qua tài khoản sau để hàng chuyển nhanh hơn:

Vui lòng ghi rõ thông tin đơn hàng trong phần nội dung chuyển khoản.

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd